Nhảy cao – tttc – chạy bền - thể dục 9
Rèn cho học sinh có thói quen tập luyện thể dục thể thao, tác phong nhanh nhẹn và thái độ nghiêm túc trong giờ học.
Nhảy cao – tttc – chạy bền
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách thực hiện các động tác : - Nhảy cao: Ôn một số động tác bổ trợ kĩ thuật, tập phối hợp 4 giai đoạn chạy đà - giậm nhảy - trên không và tiếp đất nhảy cao kiểu bước qua. Giới thiệu một số điều luật nhảy cao.
TTTC: “Ném bóng” Ôn kĩ thuật 4 bước đà chéo ra sức cuối cùng ném bóng đi xa. Học kĩ thuật chạy đà tăng tốc.
- Chạy bền: chạy trên địa hình tự nhiên.
-Học sinh hiểu được kỹ thuật cơ bản yêu cầu cần thực hiện
2. Kỹ năng:
-Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật các động tác mới
-Thực hiện thành thạo các nội dung kiến thức ôn tập
- Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống thông qua nội dung học
3. Thái độ.
- Rèn cho học sinh có thói quen tập luyện thể dục thể thao, tác phong nhanh nhẹn và thái độ nghiêm túc trong giờ học.
4. Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực cần đạt: Năng lực vận động, năng lực thể lực, năng lực lập kế hoạch hoạt động hàng ngày
- PC cần đạt:Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng...
II: CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án, cói, tranh động tác bổ trợ ném bóng, bóng ném
2. Học sinh: - Học sinh trang phục gọn gàng, giày tập, hố nhảy, cuốc, cột, xà nhảy...
III: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Sử dụng lời nói, PP trực quan, sửa chữa động tác sai
2. Kĩ thuật dạy học: tập luyện quay vòng...
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động.
- Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số
- Giáo viên phổ biến nội dung bài học
- Cho lớp khởi động: bài thể dục tay không 6 động tác
- Khởi động chuyên môn: Xoay kỹ khớp cổ chân ,cổ tay, vai, hông, đầu gối
- Kiểm tra bài cũ: từ 1-2 học sinh
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Nhảy cao 1. Phương pháp học tập: PP tổ chức học tập, PP vòng tròn, PP trực quan, sửa chữa động tác sai 2. Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, tập theo nhóm tập luyện quay vòng… Ôn một số động tác bổ trợ kĩ thuật: Ôn tập 4 GĐ nhảy cao: -Nội dung như tiết 39 Một số điểm cơ bản của nội dung nhảy cao: - Khi thực hiện kiểm tra mỗi mức xà vận động viên được thực hiện 3 lần nếu không qua thì không được nhảy ở mức xà tiếp theo. Nếu chưa nhảy hết 3 lần mà không thực hiện ở mức xà đó thì những mức xà tiếp theo chỉ được nhảy số lần còn lại - VĐV có thể đăng kí mức xà khởi điểm nhưng phải cao hơn mức xà do ban tổ chức quy định. Hoạt động 2: Ném bóng Kĩ thuật bốn bước đà chéo (Nội dung xem tiết 41- 43) Kĩ thuật chạy đà tăng tốc - Các bước chạy đà cần bước dài ra và tăng dần tốc độ đạp sau tích cực chủ động vươn cẳng chân về phía trước. Chân chạm đất bằng nửa bàn chân tay cầm bóng giữ ở trên cao như khi chuẩn bị. Khi thấy tốc độ hợp lí thì giữ nguyên tốc độ đó *Các biện pháp thực hiện 1. Thực hiện PP trực quan, kĩ thuật quay vòng luyện tập. 2. Các hoạt động của GV - GV hướng dẫn một số động tác bổ trợ ném bóng: - GV hướng dẫn học sinh cách xác định chân giậm 3. Nếu HS không thực hiện được hoặc thực hiện sai GV cần quan sát, sửa sai và hướng dẫn lại 4. HS thực hiện luyện tập theo nhóm quay vòng - nhóm 1 thực hiện – nhóm 2 quan sát, nhận xét |
Kiến thức: -Biết cách thực hiện các động tác bổ trợ ném bóng -Biết cách thực hiện các ĐT bổ trợ và kt cơ bản về bật nhảy
Kĩ năng: -Thực hiện cơ bản đúng kỹ năng phối hợp và xử lý tình huống các nội dung tập - Sử dụng sức mạnh tốc độ có hiệu quả
Hình thành cho học sinh phẩm chất tự tin |
3. Hoạt động luyện tập
-Ôn động tỏc bổ trợ ném bóng
- KT đá lăng, GV yêu cầu HS biết cách xác định chân giậm
- GV nhấn mạnh yêu cầu cơ bản về kỹ chiến thuật trong chạy bền
4. Hoạt động vận dụng
- Giáo viên cho hs tự trao đổi các câu hỏi về nội dung bài học liên quan đến thực tiễn xung quanh hs. (Ghi lại những câu hay của hs để tích lũy)
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến bài học. HD học sinh tự học, tự tìm hiểu về bài cũ và bài mới đưa ra các câu hỏi